Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Đứt dây chằng khớp gối có cần mổ không ?

Đứt Dây Chằng Khớp Gối


   Khớp gối con người chúng ta làm sao có sự vững chắc được, đó là nhờ những dây chằng như dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng chéo bên,... Khi bị đứt dây chằng khớp gối ta cần mổ hay không?

Ngoài ra việc tái tạo dây chằng chéo trước http://dieutridaychangcheototnhat.blogspot.com/2016/12/co-nen-tap-luyen-sau-khi-tai-tao-day-chang-cheo-truoc.html cũng rất cần thiết khi bị đứt dây chằng chéo trước nếu nó bị đứt vì khớp gối được chia làm 2 dây chằng chéo trước và sau.

Đứt dây chằng khớp gối có cần mổ không ?
Đứt dây chằng khớp gối có cần mổ không ?

1. Nguyên nhân nào dẫn đến đứt dây chằng khớp gối


   Đứt dây chằng khớp gối là thường xảy ra trong tai nạn giao thông, tai nạn trong thể thao,... Có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào.

- Chấn thương trong thể thao chiếm đến 70% ( gián tiếp): chân bị xoắn vặn đột ngột trong khi đang chạy, hoặc người chơi xoay người chuyển hướng quá nhanh trong (tennis),...

- Cơ chế chấn thương trực tiếp (chiếm 30%) do va chạm trực tiếp vào vùng gối, một cú soạt bóng mạnh giữa hai cầu thủ và bị va đập mạnh vào đầu gối (đá bóng) hoặc do tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt cũng có thể bị đứt dây chằng khớp gối. 

2. Làm sao biết được có bị đứt dây chằng khớp gối hay không ?


   Tại đây, bác sĩ thường sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chuẩn đoán có bị đứt dây chằng khớp gối hay không, trong đó có 2 nghiệm pháp được sử dụng nhiều nhất đó chính là: quan sát thấy mâm chày tụt ra sau so với lồi cầu đùi (hay còn gọi là nghiệm pháp Godfrey) và nghiệm pháp ngăn kéo dương tính.

   Tuy nhiên, chỉ dựa vào các ở bên ngoài thì bác sĩ không thể nào đưa ra kết luận cuối cùng được.

Đứt dây chằng khớp gối
Đứt dây chằng khớp gối

   Do đó, để biết được chính xác có bị đứt dây chằng khớp gối không, bác sĩ sẽ tiến hành khám cận lâm sàng (làm các xét nghiệm để cho ra các hình ảnh có thể thấy được). Hai phương pháp được sử dụng chính là: 

- Chụp X-quang: cho ra hình ảnh ta thấy được và đảm bảo không bỏ sót việc bệnh nhân có bị gãy xương hay không, giúp bác sĩ lượng hóa được mức độ nặng của chấn thương.

- Cộng hưởng từ (MRI): cho ra hình ảnh thể hiện tình trạng của dây chằng, sụn chêm, xương và các dây chằng khác,…

3. Vậy khi bị đứt dây chằng khớp gối ta nên xử lý thế nào ?


   Trước hết ta cần sơ cứu cho bệnh nhân đứt dây chằng khớp gối như:

- Nâng cao chân bị thương cao hơn tim

- Chườm đá lạnh vào vết thương

- Cố định vết thương bằng nẹp

- Có thể uống thuốc giảm đau paracetamol

    Người bệnh không nên tự điều trị bằng các phương pháp như xoa dầu nóng, đắp lá, dán cao,... Mà cần đến khám tại các cơ sở chuyên môn để có chẩn đoán chính xác.

 
   Trường hợp tổn thương nhẹ, việc phẫu thuật sẽ được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như: những người nội trợ hoặc người bệnh không có nhu cầu về vận động cao, mức độ lỏng gối ít, không kèm theo các thương tổn khác thì có thể không cần phải phẫu thuật. 

   Một số trường hợp bệnh nhân nhu cầu vận động cao hoặc thương tổn đứt dây chằng khớp gối không hoàn toàn, người bệnh tránh nguy cơ thoái hóa khớp gối sau này cũng như chơi thể thao thì phẫu thuật là tốt nhất. Trong trường hợp đứt hoàn toàn chỉ định phẫu thuật là rất cần thiết.

   Việc đứt dây chằng khớp gối có cần mổ hay không là nhu cầu của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

   Cám ơn các bạn đã đọc bài viết !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét