Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Điều trị rách dây chằng đầu gối như thế nào?

Điều Trị Rách Dây Chằng Đầu Gối


   Bài viết này sẽ cung cấp một vài thông tin quan trọng liên quan đến tổn thương rách dây chằng đầu gối và những phương pháp điều trị rách dây chằng đầu gối tránh được những biến chứng không mong muốn như thoái hóa khớp gối và có thể bị liệt một chân.
Điều trị rách dây chằng đầu gối như thế nào
Điều trị rách dây chằng đầu gối như thế nào

1. Nguyên nhân rách dây chằng đầu gối


   Chấn thương rách dây chằng đầu gối, phổ biến nhất xảy ra trong quá trình chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ,... Cũng có thể do tại nạn giao thông, hay liên quan đến dừng đột ngột và thay đổi hướng.

- Bệnh nhân sau khi bị chấn thương rách dây chằng đầu gối, đầu gối có thể sưng phồng lên trở nên quá đau đớn và nhất là khi đi  vì chịu trọng lượng của cơ thể vào chân.

- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà có thể điều trị rách dây chằng đầu gối hay không, điều trị có thể bao gồm phẫu thuật. 

2. Những biểu hiện rách dây chằng đầu gối


   Nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì thương tổn do rách dây chằng đầu gối có thể dẫn đến những biến chứng  như hạn chế chức năng khớp gối, thoái hóa khớp gối,…

   Vì vậy, bệnh nhân cần phải biết được những biểu hiện rách dây chằng đầu gối để có thể đến các cơ sở y tế chuyên môn điều trị.

   Sau đây là một số biểu hiện rách dây chằng đầu gối mà chúng ta có thể nhận biết được:

- Rất đau tại phần gối

- Sưng tấy tại vết thương

- Bệnh nhân có cảm giác không ổn định hoặc mang một vật nặng ở chân

- Nếu tổn thương kéo dài mà không được điều trị, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và nề khớp gối, đó chính là hậu quả của việc thoái hóa khớp.

- Hầu hết mọi người tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức sau khi chấn thương rách dây chằng đầu gối.


   Khi bệnh nhân cảm nhận thấy bản thân mình có các biểu hiện như trên cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên môn để được chuẩn đoán và có phương pháp điều trị rách dây chằng đầu gối phù hợp.

3. Các nghiệm pháp để chuẩn đoán rách dây chằng đầu gối


   Để biết được chính xác mức độ chấn thương của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám cận lâm sàng ( làm các xét nghiệm để cho ra các hình ảnh có thể thấy được), hai phương pháp quan trọng được sử dụng chính là:

- Chụp X-quang: đảm bảo không bỏ sót việc bệnh nhân có bị gãy xương hay không, giúp bác sĩ chuẩn đoán được mức độ nặng hay nhẹ của chấn thương.

- Chụp cộng hưởng từ ( MRI): đưa ra những hình ảnh thể hiện tình trạng của dây chằng, sụn chêm, xương và các dây chằng khác,…

>>> Một số chủ đề liên quan đến điều trị rách dây chằng đầu gối, các bạn nên tham khảo:

Các phương pháp điều trị giãn dây chằng chéo sau tốt nhất

Mổ tái tạo dây chằng chéo sau như thế nào?

Có thể nối dây chằng chéo đầu gối sau được không ?


4. Cách điều trị rách dây chằng đầu gối


   Điều trị rách dây chằng đầu gối nhằm mục đích giảm đau và sưng ở đầu gối, đi lại bình thường và tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối.

Bài tập điều trị rách dây chằng đầu gối
Bài tập điều trị rách dây chằng đầu gối

- Hầu hết chấn thương rách dây chằng không kèm theo biến chứng là tốt đối với những người ít vận động, có thể tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ đạt kết quả tốt.

- Chấn thương rách dây chằng có kèm theo biến chứng, bác sĩ chỉ định phẫu thuật và những người cần hoạt động nhiều, nên phẫu thuật là cần thiết để phục hồi lại dây chằng.

   Hiện nay, phương pháp điều trị rách dây chằng đầu gối cho bệnh nhân được thực hiện phổ biến nhất là mổ nội soi, an toàn, khả năng hồi phục tới 90%, thời gian nằm viện ngắn và bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

   Cám ơn các bạn đã đọc bài viết và chúc các bạn nhanh khỏi bệnh để trở lại với cuộc sống !




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét