Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Tất tần tật về chấn thương dây chằng chéo sau

Chấn Thương Dây Chằng Chéo Sau


   Tổn thương hay chấn thương dây chằng chéo sau thường xảy ra trong các tình huống như sau: một cú va chạm mạnh trong tình huống tranh chấp bóng, tai nạn giao thông gối bị va chạm mạnh, cũng có khi đang chạy dừng lại đột ngột và chuyển hướng hay rơi từ trên cao xuống tiếp đất bằng một chân trong tư thế không thuận.

Phương pháp điều trị chấn thương dây chằng chéo sau
Chấn thương dây chằng chéo sau

1. Dây chằng chéo sau là gì ?


   Dây chằng chéo sau là một trong hai dây chằng nằm ở trung tâm của khớp gối (dây kia là dây chằng chéo trước) có nhiệm vụ giữ vững gối không cho mâm chày và lồi cầu đùi di chuyển ra sau.

   Khi bị đứt dây chằng chéo sau người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển.

2. Sơ cứu khi bị chấn thương dây chằng chéo sau


- Nên làm khi sơ cứu bệnh nhân chấn thương dây chằng:

• Nâng chân bị chấn thương cao hơn tim

• Chườm đá lạnh xung quanh vết thương

• Có thể uống thuốc giảm đau như paracetamol hay NSAIDs

- Không nên làm khi sơ cứu bệnh nhân chán thương dây chằng:

• Xoa bóp dầu nóng

• Kéo hay nắn vết thương



3. Phân loại chấn thương dây chằng chéo sau


   Người bị chấn thương dây chằng chéo sau với nhiều hình thái khác nhau, người ta chia thành những mức độ như sau:

- Mức độ 1: dây chằng bị giãn, khớp gối vẫn còn vững

- Mức độ 2: dây chằng đứt một phần ( hay bán phần), khớp gối bắt đầu lỏng

- Mức độ 3: dây chằng bị đứt hoàn toàn, khớp gối không còn vững

>>> Một số thông tin liên quan đến chấn thương dây chằng chéo sau:

Bị đứt dây chằng chéo sau có cần mổ gấp không

Đứt bán phần dây chằng chéo sau có cần điều trị không

Bị đứt dây chằng chéo đầu gối sau có đi lại được không?

4. Điều trị chấn thương dây chằng chéo sau 


   Tùy thuộc vào mức độ chấn thương dây chằng chéo sau của bệnh nhân mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.


- Bệnh nhân bị giãn dây chằng, khớp gối còn vững thì không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần tập luyện đúng phương pháp đúng thời gian và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ trị liệu sẽ đạt được kết quả tốt.

- Người bị đứt một phần ( hay bán phần) dây chằng, gối có dấu hiệu lỏng những bài tập phục hồi chức năng giữ vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, cũng cần đeo nẹp để cố định được vị trí tổn thương. Tuy vậy, một khi chấn thương dây chằng chéo sau có kèm theo các tổn thương khác thì nên phẫu thuật.

Điều trị chấn thương dây chằng chéo sau bằng nội soi
Điều trị chấn thương dây chằng chéo sau bằng nội soi

- Dây chằng bị đứt hoàn toàn, khớp gối không còn vững. Bệnh nhân nên phẫu thuật để tái tạo lại dây chằng.

   Phương pháp phẫu thuật hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là mổ nội soi. Với phương pháp này thời gian nằm viện ngắn, nhanh hồi phục.

5. Phục hồi chấn thương dây chằng chéo sau sau mổ


   Sau khi mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo sau, người bệnh cần phải tập luyện phục hồi chức năng. Tùy theo chấn thương dây chằng chéo sau, tùy theo kỹ thuật mổ tái tạo dây chằng chéo sau có những bài tập tương đối khác nhau.

   Do đó bệnh nhân cần tuân thủ theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ trị liệu để phục hồi chức năng. Thông thường bệnh nhân mất 3 tháng để trở lại sinh hoạt hằng ngày.

  Cám ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc các bạn nhanh hồi phục để trở lại cuộc sống thường ngày. 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét