Đứt Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối
Dây chằng chéo trước là dây chằng chạy từ trong ra ngoài ở giữa khớp gối, giúp sương chày không bị trượt ra trước đùi. Vì vậy đứt dây chằng chéo trước khớp gối là loại chấn thương hay thương gặp nhất ở vùng khớp gối.
1. Nguyên nhân bị đứt dây chằng chéo trước khớp gối
Chấn thương dây chằng chéo trước có thể sảy ra trong các tình huống như sau:
- Chấn thương trực tiếp vào đầu gối với một lực mạnh như trong tập luyện hay chơi thể thao hay tai nạn giao thông,...
- Bị rơi từ trên cao xuống
- Đang chạy thì thay đổi hướng quá nhanh
- Chấn thương trong các trường hợp chơi thể thao
2. Những điều nên sơ cứu và không nên sơ cứu khi bị chấn thương
- Sơ cứu khi bị chấn thương đứt dây chằng chéo trước khớp gối:
• Nâng cao chân bị chấn thương hơn tim của người chấn thương
• Chườm đá xung quanh vết thương
• Người bị chấn thương nếu quá đau thì có thể uống thuốc giảm đau Paracetamol hay NSAIDs
- Những điều nên tránh khi sơ cứu:
• Xoa bóp vết thương bằng dầu nóng
• Kéo hay nắn vết thương
• Đi lại
3. Diễn biến tự nhiên sau khi bị đứt dây chằng chéo trước khớp gối
- Diễn biến tự nhiên sau khi bị đứt dây chằng chéo trước (nếu không phẫu thuật) tùy thuộc vào mức độ chấn thương, tuổi tác, người bệnh có hoạt động nhiều hay ít.
- Đứt bán phần dây chằng chéo trước hay còn gọi đứt không hoàn toàn: phần lớn chấn thương này là tốt nếu được tập luyện phục hồi chức năng đúng, đủ thời gian theo bác sĩ trị liệu hương dẫn thường ít nhất là 3 tháng.
- Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước: hầu hết nếu không được điều trị, người bệnh có thể lỏng gối nhiều, không thể đi lại bình thường,...
Đứt dây chằng chéo trước khớp gối |
4. Biểu hiện của đứt dây chằng chéo trước khớp gối
Nếu bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước khớp gối không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì chấn thương có thể dẫn đến những biến chứng cho người bệnh như hạn chế chức năng của khớp gối, thoái hóa khớp gối,…
Dưới đây là một số biểu hiện đứt dây chằng chéo trước khớp gối mà bệnh nhân có thể cảm nhận được.
- Sau khi bị thương, bệnh nhân sẽ cảm thấy khớp gối không vững như trước, đặc biệt là mỗi khi đi trên đường gồ ghề, di chuyển nhanh,…
- Bên chân bị đứt dây chằng chéo trước sẽ bị teo cơ, nhỏ hơn so với chân kia
- Nếu chấn thương mà bệnh nhân để kéo dài mà không được điều trị, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và nề khớp gối, đó chính là hậu quả của việc thoái hóa khớp gối.
>>> Các bạn có thể xem thêm:
Đứt dây chằng khớp gối có cần mổ không?
Chấn thương rách dây chằng chéo bên đầu gối trước
Nguyên nhân đứt bán phần dây chằng chéo trước gối
>>> Các bạn có thể xem thêm:
Đứt dây chằng khớp gối có cần mổ không?
Chấn thương rách dây chằng chéo bên đầu gối trước
Nguyên nhân đứt bán phần dây chằng chéo trước gối
5. Những phương pháp chuẩn đoán đứt dây chằng chéo trước khớp gối
Ngoài những biểu hiện ra bên ngoài, chúng ta còn có các phương pháp chuẩn đoán đứt dây chằng chéo trước khớp gối có thể giúp bác sĩ phát hiện có đứt dây chằng hay không.
- Chụp X-quang: giúp bác sĩ đảm bảo không bỏ sót việc bệnh nhân có bị gãy xương hay không và mức độ chấn thương nặng hay nhẹ.
- Cộng hưởng từ ( MRI): cho ra hình ảnh thể hiện tình trạng của dây chằng, sụn chêm, xương và các dây chằng khác,… Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ thông thường không cần thiết để chuẩn đoán đứt dây chằng.
6. Các phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối
Không phải tất cả người bị đứt dây chằng chéo trước khớp gối đều phải phẫu thuật mà còn phải dựa vào mức độ chấn thương nặng hay nhẹ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Mức độ chấn thương không quá nghiêm trọng bệnh nhân có thể tập luyện để hồi phục chức năng là được
- Chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp sau:
• Bệnh nhân đứt dây chằng chéo sau độ II, III có biểu hiện lỏng khớp gối
• Những người vận động nhiều như vận động viên, công nhân,...
• Không có biến chứng thoái hóa khớp nặng và có nhu cầu vận động.
Người bị chấn thương đứt dây chằng chéo trước khớp gối thường rất khó khăn trong việc đi lại và cả trong những việc sinh hoạt hằng ngày, nên chúng ta cần phải cẩn thận hơn trong việc đi lại hay tập luyện chơi thể thao,...
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét