Dấu Hiệu Bị Đứt Dây Chằng Chéo Đầu Gối Sau
Đứt dây chằng chéo sau là một trong những chấn thương hay gặp phải ở vùng đầu gối, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi và bất kỳ ai củng có thể bị chấn thương. Và những dấu hiệu bị đứt dây chằng chéo đầu gối sau là như thế nào.
Dây chằng chéo sau là một trong hai dây chằng nằm trong gối có nhiệm vụ giữ không cho mâm chày di chuyển ra sau. Trong sinh hoạt hàng ngày, khi bị chấn thương có thể chỉ bị đứt một phần hoặc có thể bị đứt hết nhưng có thể tự lành lại sau một thời gian và thường rất khó phát hiện.
Khi bị đứt dây chằng chéo sau có cần mổ gấp không đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi bị đứt dây chằng chéo sau: http://dieutridaychangcheototnhat.blogspot.com/2016/11/bi-dut-day-chang-cheo-sau.html
Khi bị đứt dây chằng chéo sau có cần mổ gấp không đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi bị đứt dây chằng chéo sau: http://dieutridaychangcheototnhat.blogspot.com/2016/11/bi-dut-day-chang-cheo-sau.html
+ Dấu hiệu Lachman:
- Là dấu hiệu phát hiện chấn thương dây chằng chéo sau tốt nhất hiện nay, có thể ngay khi bệnh nhân đang còn bị sưng đau. Dấu hiệu Lachman này độ chính xác tương đối cao từ 87% - 98% so với các dấu hiệu khác.
- Cách khám cho người bị đứt dây chằng chéo sau như sau: Bệnh nhân nằm trên giường khám thả lỏng hai chân, chân bị chấn thương gập gối khoản 20 – 30 độ, bác sĩ hay người khám lấy một tay cố định đùi bệnh nhân, tay còn lại di chuyển mâm chày của bệnh nhân ra trước và sau.
- Kết quả dương tính là bệnh nhân đã có dấu hiệu bị đứt dây chằng chéo đầu gối sau
• Cấp độ 1 ( 1+) khi mâm chày bệnh nhân di chuyển ra sau từ 3 – 5 mm
• Cấp độ 2 ( 2+) khi mâm chày dịch chuyển ra sau từ 6 – 10 mm
• Cấp độ 3 ( 3+) khi mâm chày lệch trên 10 mm
+ Dấu hiệu Pivot Shift:
- Là dấu hiệu để phát hiện chấn thương dây chằng chéo sau nhưng độ chính xác không bằng dấu hiệu Lachman
- Cách khám cho người bệnh: Người bị chấn thương nằm trên giường khám bệnh, chân bị chấn thương duỗi thẳng, bác sĩ dùng một tay để nắm cổ chân và giữ chặt còn tay kia nắm lấy đùi rồi xoay chân ở mức tối đa có thể và gập gối bệnh nhân.
• Khi làm phương pháp này, bệnh nhân thường rất đau, tốt nhất là làm khi bệnh nhân đã được gây mê.
• Kết quả để xem sương đùi của bệnh nhân có trượt ra khỏi khớp gối hay không
+ Dấu hiệu ngăn kéo:
Cách thực hiện như dấu hiệu Lachman nhưng gập gối ở mức 90 độ và kết quả đánh giá chấn thương cũng tương tự.
+ Dấu hiệu người bệnh có thể cảm nhận khi bị chấn thương như sau:
- Sưng đau ở vùng đầu gối: Đây là dấu hiệu bị đứt dây chằng chéo đầu gối sau mà bệnh nhân cảm nhận ngay lập tức ở đầu gối rất đau rồi sưng và khó khăn trong việc đi lại.
- Lỏng gối: Một vài tuần sau khi hết sưng đau ở đầu gối, bệnh nhân có thể đi lại bình thường nhưng sẽ có cảm giác gối bị lỏng và thể hiện như những biểu hiện sau
• Không thể đi nhanh như trước được nữa
• Cảm giác bị chẹo ở chân bị chấn thương khi đi
• Đi trên đường gồ ghề có cảm giác bị đau và khó đi,...
- Teo cơ: Chân bên bị chấn thương nhỏ dần, do sưng đau và lỏng gối nên bệnh nhân không vận động chân này hoặc có mà ít vận động, khi di chuyển chủ yếu là chân không bị chấn thương nên dẫn đến chân ngày càng bị yếu và teo cơ.
+ Dấu hiệu trên chụp phim như:
- Chụp Xquang: Chụp Xquang thông thường để đánh giá tình trạng xương có bị tổn thương hay không, chỗ bám của dây chằng chéo sau, lớp sụn.
- Chụp cộng hưởng từ ( MRI): ngoài giúp chẩn đoán có tổn thương dây chằng chéo sau, phim MRI còn cho biết các tổn thương khác kèm theo như sụn chêm có bi hư hại không, sụn khớp và các dây chằng khác.
Trên đây là những dấu hiệu bị đứt dây chằng chéo đầu gối sau mà bệnh nhân có thể cảm nhận được và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất có thể, để có một cuộc sống tươi đẹp và khỏe mạnh hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và chác các bạn nhanh chóng hồi phục để trở lại trong cuộc sống hằng ngày !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét